Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

Tăng giờ làm việc liệu có tăng thêm hiệu suất công việc?

Tăng giờ làm việc liệu có tăng thêm hiệu suất công việc?

Nhưng, cần nhìn nhận lại vấn đề liệu rằng chúng ta cứ đi sớm về muộn mỗi ngày như thế thì thành công sẽ nằm trong tay chúng ta. Có thể có nhưng cũng vẫn có thể không đấy nhé. Vì câu trả lời cho sự thành công không nằm ở việc bạn bỏ ra bao nhiêu thời gian để làm thêm mà là sự hiệu quả của công việc mà bạn đạt được khi biết tận dụng và sử dụng một cách linh hoạt quỹ thời gian mà bạn có. Giá trị của thời gian trong việc tăng hiệu suất công việc Khi chúng ta đang ở độ tuổi đẹp nhất của thanh xuân, khoảng chừng từ 20 đến 25 tuổi, đây chính là lúc bạn căng tràn nhiệt huyết, và giàu năng lượng nhất ở trong cuộc đời. Chính quãng thời gian này là lúc bạn dành sự tự tin, tính cách năng động của mình để cố gắng tiếp thu, học hỏi nhiều thứ hơn nữa để tạo cho mình một bước đệm về kiến thức quan trọng. Từ đó, bạn có thể sẵn sàng bỏ công sức, trí tuệ để dành lấy những cơ hội lớn cho một tương lai phát triển. Nhưng không phải ai có tuổi trẻ cũng có thể tận dụng chúng một cách triệt để và cứ tận dụng triệt để sức trẻ thì sẽ đạt tới đỉnh cao đâu nhé. Mỗi người có một cách học tập và điều kiện học tập khác nhau. Tùy vào từng khả năng về sự tiếp nhận cũng như mức độ hứng thú của mỗi người mà sẽ đưa ra cho chính bản thân họ một phương pháp học tập hiệu quả phù hợp. Cũng giống như việc chúng ta chẳng thể nào tự ép mình ngồi vào bàn để mở cuối sách đọc về cách trồng cây trong khi bản thân chúng ta mong muốn  được trực tiếp quan sát cách làm của những người thợ trồng cây cảnh hoặc những bác nông dân. Điều đó cũng tương tự với việc, liệu bạn có thể dành ra cả  9 đến 10 tiếng đồng hồ ngồi yên một chỗ để nghiên cứu, tìm kiếm những cách tốt nhất giúp cho công việc thuận lợi hay không? Vẫn biết thời gian chẳng phải là  chiếc thước đo duy nhất để giúp chúng ta có thể đánh giá mức độ thành công ở trong tương lai của chính mình, và thời gian cũng chẳng thể làm được điều đó. Chỉ khi nào bạn biết cách sắp xếp thời gian để giúp cho việc tối hóa hiệu quả về công việc mới chính là lợi thế và sức mạnh tuyệt vời để bạn có thể bật nhảy cao hơn những người khác. Bạn đã tăng hiệu suất công việc như thế nào? Chúng tôi muốn biết bạn đã tăng hiệu suất công việc như thế nào? Còn bạn, bạn muốn biết mình là ai trong hai hình mẫu dưới đây. Nhân viên A là một nhân viên cần mẫn. Anh ta thường bắt đầu làm việc từ lúc 8 giờ sáng thậm chí có thể sớm hơn và thực hiện đúng theo quy định của công ty về số giờ làm việc: 8 tiếng trong giờ hành chính mỗi ngày để có thể xử lý hết tất cả những công việc mang tính chất bắt buộc và cấp thiết. Nhưng sau giờ tan sở lúc 5 giờ chiều, anh A vẫn quyết định ngồi lại công ty để tiếp tục miệt mài cho những hoạt động như soạn thảo văn bản, tóm tắt lại nội dung cuộc họp vừa diễn ra trong ngày làm việc hoặc trả lời những email còn sót, chia sẻ mạng xã hội những bài viết, đọc tài liệu, cố gắng hoàn thành đến tận “chân tơ kẽ tóc” những công việc còn dang dở trong ngày hôm nay,... Nói chung tính theo số tiếng làm việc cả ngày thì anh A đã vùi đầu vào công việc  và máy tính suốt mười mấy tiếng đồng hồ. Sau khi đã hoàn thiện công việc cũng là khoảng chừng 7 rưỡi , 8 giờ rồi. Lúc này anh ta mới cuống cuồng nhận ra rằng, mình cần dành ra 30 phút để đi trên đường trở về nhà, dành ra 30 phút để thực hiện các hoạt động cá nhân và chỉ còn 30 phút để ăn tối một cách vội vàng, chóng vánh. Đó là còn chưa kể tới việc dọn dẹp nhà cửa nếu cần thiết. Mọi thứ còn lại sẽ chỉ được hoàn tất chỉ trong một nốt nhạc để kịp thời gian lên giường nghỉ ngơi và chìm vào giấc ngủ sau đó cũng phải ít nhất 15 đến 30 phút. Khi mở mắt ra cũng đồng nghĩa anh A lại tiếp tục thực hiện một vòng xoay luẩn quẩn và vội vã như thế. Một ngày có 24 tiếng đồng hồ, ngoài thời gian dành cho sự nghỉ ngơi  thư giãn thì hầu như quỹ thời gian còn lại anh A đã cống hiến toàn bộ cho công việc. Thế nhưng suốt một thời gian dài như thế, A vẫn dậm chân tại chỗ, mang danh là một nhân viên nhỏ nhặt chẳng có ai biết đến. Sau hình ảnh của A, chúng ta cùng nhau gặp gỡ một nhân vật khác, quy ước gọi anh ta là B để dễ dàng phân biệt nhé. B là lãnh đạo của A. Bởi là sếp nên anh có khối lượng công việc lớn hơn, nhiều hơn A là điều đương nhiên, trách nhiệm lớn cùng với nhiều vấn đề áp lực cần phải giải quyết hơn A rất nhiều. Nhưng chưa bao giờ nhân viên trong công ty thấy vị lãnh đạo này ở lại quá 30 phút để xử lý công việc. Hết giờ anh cũng nhanh chóng thu dọn đồ đạc để trở về nhà như tất cả mọi nhân viên khác của mình. Cũng chẳng ai thấy anh đến quá sớm ở công ty, cứ đúng 8 giờ anh điểm danh có mặt, có chăng sớm hơn vài phút đồng hồ nếu như đường đi không tắc. Thay vì phải dành cả buổi tối để chiến đấu với công việc một cách mệt mỏi và thậm chí làm việc thiếu trật tự thì B đã dành thời gian để nghỉ ngơi thư giãn nhiều hơn bên gia đình và bạn bè. Nạp nguồn năng lượng để sẵn sàng cho một ngày làm việc mới đầy sảng khoái. Từ hình ảnh của hai nhân vật này, chúng ta tự đặt ra câu hỏi cho mình rằng: Ai cũng thấy anh lãnh đạo B có thời gian làm việc ít hơn aanh nhân viên A, nhưng tại sao anh B đã là lãnh đạo còn A phấn đấu mãi vẫn chứ thấy có dấu hiệu gì được thăng chức? Nên tận dụng thời gian rảnh để nạp năng lượng hay để làm việc Có thể hầu hết chúng ta đều sẽ cho rằng, anh chàng nhân viên A là một người biết tận dụng thời gian rảnh rỗi để cống hiến cho công việc và tìm hiểu, trau dồi thêm những kỹ năng quan trọng cho công việc. Khi đó A đương nhiên là sẽ làm được nhiều việc hơn B và không bao giờ để công việc có cơ hôi tồn đọng sang ngày hôm sau. Tuy nhiên, thực chất mà nói, người đang lãng phí công việc nhiều nhất chính là A. Vì A đã bị chi phối bởi thời gian, để thời gian điều khiển hiệu suất công việc của mình, tưởng chừng như cố để tăng năng suất công việc nhưng liệu năng suất đó ở mức độ bao nhiêu %? Trong khi đó những người thành đạt thì lại là những người luôn luôn biết làm chủ thời gian của mình. Người lãnh đạo B đã bắt đầu ngày mới của anh ta bằng cách tự đặt ra ba câu hỏi: Hôm nay anh ta cần phải làm những công việc gì? Nhiệm vụ nào nên được dành sự ưu tiên hơn cả? Mục tiêu       quan trọng nhất cần đạt được vào cuối ngày là gì? Sau đó, B trả lời câu hỏi trước khi bắt tay vào công việc. Anh đã dành cả ngày làm việc để giải quyết bài toán về thời gian mà mình tự đặt ra. Kèm theo đó, B đã tập trung vào việc xử lý những công việc quan trọng trong buổi sáng trước. Bởi đây là thời điểm mà anh cảm thấy mình có thể làm việc hiệu quả nhất. Sau giờ nghỉ trưa B bắt đầu tổ chức những cuộc họp và tiến hành giải quyết những công việc nhỏ nhặt hơn một cách hiệu quả nhất. Sau khi đã hoàn tất mọi thứ theo đúng tiến trình mà anh dự liệu thì cũng là lúc giờ tan ca vừa tới, B một lần nữa tổng kết công việc đã thực hiện được trong toàn bộ ngày hôm nay và sau đó,anh không quên đánh giá lại mục tiêu cũng như điều chỉnh lại kế hoạch làm việc của mình trong ngày hôm sau để có thể đảm bảo không có bất cứ sự tồn Đó là lý do B có thể về nhà đúng giờ mà không lo lắng gì nữa về công việc. Sau giờ làm cũng là khaorng thời gian thú vị để cho B có được những niềm vui thường nhật. Anh có thể thực hiện những cuộc hẹn với bạn bè để mở rộng thêm mối quan hệ, hoặc dành thời gian cho gia đình, làm những công việc thư giãn khác mà anh yêu thích. Như vậy câu nói thời gian là vàng bạc quả chẳng sai chút nào. Nhưng không phải ai cũng hiểu được triết lý sâu xa này. Chỉ những người có thể hiểu và làm chủ thời gian thì mới có thể tìm kiếm dược những sự thành công vượt trội. Nếu như cứ lao đầu vào việc dành thời gian trống để làm việc thì chưa chắc các bạn đã tăng hiệu suất công việc được. Vì bạn đã vượt quá giới hạn của bản thân về sức lực cũng như vượt quá thời gian để bộ não bạn có thể hoạt động hiệu quả. Kéo dài thời gian làm việc chỉ là bạn đang kéo dài thêm thời gian mệt mỏi của chính mình mà thôi. Bạn chắc hẳn đã lựa chọn được hình mẫu theo đuổi của mình: là một nhà lãnh đạo linh hoạt hay là một anh nhân viên gương mẫu?

Coi thêm tại: Tăng giờ làm việc liệu có tăng thêm hiệu suất công việc?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét