Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

5 nguyên nhân khiến cho mức lương của bạn không tăng

5 nguyên nhân khiến cho mức lương của bạn không tăng

Trước khi chúng ta than thân trách phận và đổ lỗi hết cho người này đến người khác thì bạn nên xem xét xem mình đã chủ động làm những điều dưới đây chưa nhé. Những nguyên nhân khiến cho bạn mãi không được tăng lương có thể nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Nó là những nguyên nhân khách quan rất đáng được thông cảm như tài chinh của công ty hạn hẹp,công ty của bạn không xây dựng được một chính sách thưởng phạt hay tăng lương đúng quy cách, Thế nhưng trong trường hợp nguyên nhân chính đến từ bạn thì sao. Ban đã làm gì để chưa từng được tăng lương Nhìn nhận thẳng vào thực tế của vấn đề và các bạn sẽ thấy rõ rằng, thì ra, bạn đẫ bỏ lỡ rất nhiều thứ khiến cho bản thân mình không được tăng lương. Hãy xem những yếu tố chủ quan đó là gì và nên có hướng để khắc phục chúng như thế nào các bạn nhé. Bạn chưa từng yêu cầu tăng lương Bạn là một nhân viên ưu tú, bạn luôn luôn chăm chỉ làm việc và lúc nào cũng hoàn thành nhiệm vụ công việc rất tốt và nhiều lần còn vượt chỉ tiêu công việc được giao rất nhiều. Tất cả những điều đó bạn đều chỉ nhận được những lời khen của sếp mà chưa thấy bất cứ động thái nào về ý định sẽ tăng lương cho bạn. Nguyên nhân chính yếu chiếm đến 70% đó là do bạn quá im lặng tại công sở. Có nghĩa là bạn chưa chủ động đề cập tới vấn đề quyền lợi của mình xứng đáng được nhận. Lúc này tốt nhất bạn nên dành thời gian để xem lại những thỏa thuận được ghi rõ ở trong hợp đồng lao động của bạn đối với công ty. Thông thường hợp đồng có những điều khoản rõ ràng về thời gian công ty sẽ đánh giá năng lực của bạn và đưa tới những quyết đinh tăng lương.  Hãy nói với sếp về điều đó một cách thẳng thắn bởi vì với thời gian cống hiến và ý thức cống hiến của bạn trong suốt thời gian làm việc ở công ty đều hoàn toàn xứng đáng để bạn có thể được tăng lương. Ngya cả khi sếp của bạn từ chối lời đề nghị thẳng thắn đó thì đây cũng sẽ là một cơ hội hết sức lý tưởng để bạn có thể chia sẻ với sếp của mình về những tâm huyết bạn dành cho công việc và nhận được những lời khuyên từ sếp làm sao để được tăng lương trong thời gian tới. Bạn có biết một lời đề nghị tăng lương có giá trị lớn như thế nào. Trong khi bạn đã tham gia vào rtas nhiều cuộc họp và chứng kiến biết bao đồng nghiệp có cả những người có thời gian làm việc ở công ty ngắn hơn bạn nhận được quyết định tăng lương. Lúc này đừng tự ti, hay tự cho rằng bản thân mình kém cỏi không đủ năng lực để được sếp tăng lương. Điều đó không đúng hoàn toàn đâu nhé. Như chúng tôi đã nói đó, thời gian bạn cống hiến cho công ty khá dài nhưng ngặt nỗi bạn tự biến mình trở thành một người mờ nhạt ở công ty cho nên trong những lần xét duyệt tăng lương sếp quên mất đưa tên bạn vào trong đó. Bởi vì trong cuộc sống của chúng ta vẫn luôn tồn tại những sự quen thuộc rất dễ lãng quên nếu như bạn không tỏa sáng và nổi bật. Hãy tự tin vào khả năng của chính mình và đề nghị với sếp nếu như bạn không thấy có tên ở trong danh sách nhân sự được tăng lương. Đã từng có người nhắc nhở sếp và được nhận quyết định ngay lập tức và thật sự rất đáng tiếc rằng câu trả lời của sếp dành cho họ là “quên” . Nếu như không quên, có lẽ bạn đã được tăng lương từ rất lâu rồi đấy. Và hơn thế, nếu như bạn mạnh dạn đề nghị với sếp về chuyện tăng lương thì có lẽ bạn đã có được một nguồn thu nhập khá hơn cũng từ rất lâu rồi. Bạn chưa chứng minh được bạn xứng đang được tăng lương Một trong những nguyên nhân không tăng lương đối vơi bạn cũng có thể là do bạn không làm gì để chứng mình với sếp bạn xứng đáng có được điểu đó. Chính vì thế, ngay cả khi sếp cân nhắc tăng lương cho nhân sự và có nghĩ tới bạn , nhưng họ vẫn không tìm ra được những lý do thuyết phục nào để có thể trao cho bạn quyết định tăng lương. Mặc dù có thể bạn chính là một người nhân viên nổi tiếng với sự cần cù trong công ty . Nhưng trong tác phong làm việc, lúc nào bạn cũng chỉ muốn thầm lặng làm việc và thầm lặng cống hiến, hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc của mình. Mặc dù đây có thể coi là một đức tính tốt đẹp xong thực chất đó là một cách làm và cách ứng xử với công việc chưa được khéo léo. Và nếu chỉ thầm lặng như vậy, mặc dù bạn không cần thiết phô trương với mọi người, nhưng nó cũng sẽ gây ra những thiệt thòi không đáng cho chính bản thân bạn. Việc quan trọng hơn cả , dù mục đích là tăng lương hay thăng chức hoặc bất kể lý do nào khác thì việc các bạn cần phải tạo ra được sự chú ý cho chính mình ở trong công việc cũng là điều cần phải làm. Hãy chứng tỏ những năng lực mà bạn có cho sếp thấy từ cách báo cáo rõ ràng cụ thể số lượng công việc, chủ động, tích cực nhận thêm đầu việc hoặc đứng ra nhận một dự án nào đó và chiến đấu để có được thành tích nổi bật.  Đừng biến bản thân mình trở thành một chú ong thợ ngày ngày âm thầm đi kiếm mật ngọt mà không có ai biết đến  thì những công sức của bạn bỏ ra cũng chỉ là vô ích với chính lợi ích của bản thân bạn mà thôi. Ai đi làm cũng đều mang theo rất nhiều mục đích. Và đương nhiên trong ai cũng có mục đích gây ấn tượng tốt với cấp trên, tạo hiệu quả cao trong công việc để được ghi nhận và mục tiêu tăng lương. Vì thế không có bất cứ lý do nào để bạn không làm điều đó trong suốt thời gian bạn làm việc và cống hiến cả. Không ai nói việc bạn thể hiện được khả năng của mình là sự phô trương nên nếu như bạn có là người khiêm tốn thì cũng đừng bao giờ lo lắng điều đó. Tài năng của bạn được thể hiện cũng là những căn cứ để sếp xem xét, thậm chí còn chủ động tăng lương cho bạn nữa đấy nhé. Bạn không bao giờ nâng cao kỹ năng làm việc của mình Nhà lãnh đạo nào cũng mong muốn có thể trang bị cho nhân viên của họ những kỹ năng thiết yếu để phục vụ tốt nhất cho công việc, Ngoài việc cung cấp cho nhân viên mọi điều kiện thuận lợi để tích lũy, trau dồi khả năng, kinh nghiệm thì sếp còn muốn các bạn chủ động trong việc hỏi hỏi để tự nâng cao khả năng cho mình Việc làm mới kỹ năng của chính mình là vô cùng cần thiết ngay cả khi công ty không tạo nhiều điều kiện cho bạn làm điều đó. Sếp luôn tôn trọng và trọng dụng những nhân viên có thể chủ động trong công việc của họ và chính sự chủ động này có thể kiến thiêt mạng mẽ trong quá trình công ty đi lên. Nếu như chúng ta chủ động nâng cao kỹ năng của mình thì đồng nghĩa bạn sẽ có được sức bật mạnh mẽ và khả năng cạnh tranh lớn ở trong một môi trường năng động. Nhưng khi sếp không thấy bạn có được bất cứ sức bật nào, năng lực của bạn vẫn nằm nguyên vẹn một chỗ không nâng cao , không nhúc nhích thì đừng thắc mắc tại sao lương của bạn vẫn cứ mãi nằm nguyên một chỗ mà không tăng. Nếu như nhận thấy bản thân mình như vậy thì các bạn hãy cố gắng tìm những biện pháp để khắc phục. Chẳng hạn như đăng ký học các lớp kỹ năng liên quan đến công việc hiện tại, gần và đơn giản hơn nữa là học hỏi từ đồng nghiệp xung quanh, tích cực trao đổi về hướng phát triển công việc với họ để có thể dễ dàng tiếp thu được những hướng đi mới, những cách làm hay mà bạn chưa từng nghĩ đến. Đây cũng là cách để bạn gia tăng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, cũng là hình thức bạn chứng minh được sự nhiệt tình với công việc. Sếp sẽ nhìn thấy điều đó và không có lý do gì không tăng lương cho bạn vào dịp thích hợp gần nhất. Không chịu khó khắc phục các vấn đề rắc rối Bạn là một nhân viên thường xuyên mắc sai lầm, dù có nhiều năm làm việc ở công ty nhưng kéo theo đó là nhiều năm bạn mắc sai lầm ở đó. Có thể mới vào làm việc những sai lầm của bạn còn có thể châm trước thế nhưng khi đứng trong vai trò của một cây đại thụ ở công ty mà “thói quen” mắc sai lầm của bạn vẫn cứ tự nhiên tiếp diễn như thế thì chẳng bao giờ sếp có thể đưa bạn vào danh sách để tăng lương đâu nhé. Nếu như những nhân viên có thâm niên ít hơn bạn luôn nổi bật với những thành tích như nhân viên tích cực, nhân viên chăm chỉ, nhân viên luôn hoàn thành vượt chỉ tiêu công việc còn bạn, bạn cũng nổi lên trong công ty nhưng là nổi lên với những thành tích đi làm muộn,  thường xuyên mắc lỗi, thường xuyên xin nghỉ phép,... Đây khôn phải là lý do để sếp tăng lương cho bạn. Mặc dù những điều này chỉ là thiếu sót nhỏ nhưng nó lại cứ bám theo bạn hoài theo năm tháng thì  nó sẽ trở thành hành vi quen thuộc trong cuộc sống của bạn và ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của bạn đấy nhé. Sếp sẽ chỉ thấy bạn là một người khá hời hợt với công việc. Những cống hiến của bạn chưa đủ để có thể tăng lương. Đề nghị tăng lương sai thời điểm Khi làm bất cứ điều gì, chúng ta đều nên xem xét tới yếu tố thời điểm. Người ta nói khi thiên thời địa lợi nhân hòa thì phàm việc mới thành. Với dự định đề nghị sếp tăng lương cũng vậy, bạn cần phải xác định đúng thời điểm thích hợp để đưa ra lời đề nghị với sếp. Chẳng hạn như bạn đề nghị tăng lương vào thời điểm công ty đang gặp khó khăn về tài chính, đề nghị khi chưa tới kỳ xét duyệt lương theo quy định của công ty,...tránh nói chuyện này những lúc sếp bạn đang bận hoặc đang tức giận. Vì như thế không những bạn không được chấp thuận mà còn bị sếp mắng cho một trận té tát không chừng.

Coi thêm tại: 5 nguyên nhân khiến cho mức lương của bạn không tăng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét