Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2018

3 lý do chứng minh sự thấu cảm là kỹ năng lãnh đạo then chốt

3 lý do chứng minh sự thấu cảm là kỹ năng lãnh đạo then chốt

Sự thấu cảm giúp giữ chân nhân tài Khi có được nhân tài cống hiến cho công ty, đó vừa là niềm vui vừa là nỗi lo lắng của những nhà lãnh đạo. Nghe thì có vẻ khá là vô lý đúng không? Nhưng quả thực, nếu ai đang đứng ở vị trí cấp cao này và giữ trong tay những nhân tài thực sự, bên cạnh những áp lực về công việc thì họ còn phải lo lắng vấn đề làm sao để giữ được chân nhân tài. Trong khi đó, đã có nhiều nhà lãnh đạo thất bại trong việc giữ chân nhân tài. Và lý do phổ biến nhất mà các bậc lãnh đạo để cho nhân tài ra đi là bởi vì họ thiếu niềm  tin vào người sếp của mình. Đồng thời, họ không cảm nhận được sự coi trọng và sự quan tâm của lãnh đạo. Trong khi đó, nói chung tới tình cảm và sự phát triển mối quan hệ thì đâu chỉ riêng gì sếp hay doanh nghiệp, mà ngay trong đời sống thường ngày chúng ta nhận được sự tin tưởng từ ai đó cũng sẽ có sự gắn bó mật thiết hơn . Do đó, những người sếp có khả năng thấu cảm cao thì chắc chắn sẽ chiếm được cảm tình mạnh mẽ của nhân viên  và sẽ là lý do để cho họ ở lại cống hiến cho công ty và cho sếp. Sự thấu cảm giúp tăng động lực làm việc Trong cuộc sống thường nhật, chúng ta vẫn thường đánh giá cao những việc mà người khác làm cho mình. Thế nên chỉ cần có cơ hội nào đó thì chắc chắn chúng ta muốn gửi tới họ những điều tốt hơn cả. trong mối quan hệ giữa sếp với nhân viên cũng vậy. Việc tạo ra được động lực làm việc cho nhân viên sẽ giúp họ muốn cống hiến nhiều hơn cho công ty. Muốn mang đến động lực cần thiết đó, chắc chắn việc bạn cần làm đó chính là ghi nhận những nỗ lực mà nhân viên đã tạo ra trong công việc. Chưa cần quan tâm tới kết quả là gì những chỉ với tinh thần làm việc nỗ lực như thế thì họ cũng rất xứng đáng để nhận được lời động viên, khích lệ và sự ghi nhận của sếp.  Và sự thấu cảm, khích lệ này lại càng cần được phát huy trong những trường hợp nhân viên mắc lỗi. Đó chỉ là một vài sự cố không ai mong muốn xảy ra. Nhưng khi nhân viên gặp sự cố, thay vì sự chỉ trích , trách mắng thì đây chính là lúc các nhà lãnh đạo mang tới cho nhân viên sự cảm thông, tha thứ và một lời động viên kịp thời.  Điều đó sẽ giúp nhân viên tự nhủ mình cần cố gắng hơn để không chỉ khắc phục lỗi sai mà còn phải mang tới những hiệu suất làm việc lớn nhất có thể. Thấu cảm giúp bạn được nhân viên nể trọng Khi chúng ta có khả năng thấu cảm có nghĩa là chúng ta biết đặt mình vào vị trí của người khác.  Từ đó, suy nghĩ theo hoàn cảnh của người khác và nhìn nhận một cách toàn diện mọi vấn đề.  Khi bạn là một vị sếp thì điều đó càng cần thiết hơn bao giờ hết. Ở vị trí của một người nhân viên ai cũng mong muốn sếp của họ có thể hiểu được suy nghĩ của họ. Ngay cả suy nghĩ này các nhà lãnh đạo cũng phải nghĩ tới. Nhân viên mắc lỗi thì chắc chắn chẳng một vị lãnh đạo nào không cảm thấy khó chịu cả. Nhưng đó cũng chính là điểm để phân  biệt giữa một vị sếp tốt và một người sếp cứng nhắc. Nếu như đứng trước lỗi lầm của nhân viên, bạn có thể bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân trước khi quát tháo, giận dữ và gửi tới họ những lời động viên hoặc nhắc nhở nhẹ nhàng thì chắc chắn bạn sẽ nhận được sự cảm mến ở trong lòng của nhân viên.  Họ không vì sự nhẹ nhàng, thấu tình đạt lý của bạn mà cứ liên tiếp mắc sai lầm đâu nhé. Chính sự nể trọng sẽ là thước đo giúp cho nhân viên vì bạn, vì sai lầm họ đã mắc phải mà cố gắng thật nhiều hơn nữa với mong muốn không để cho bạn phải thất vọng thêm. Nếu có thể đề cao sự đồng cảm trong công tác quản lý của mình thì người làm lãnh đạo chắc chắn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích mà kết quả lớn nhất chính là năng suất công việc được tăng lên rõ rệt.và mang tới sự thành công cho tất cả các bên liên quan, cả bạn và nhân viên của bạn.

Coi thêm tại: 3 lý do chứng minh sự thấu cảm là kỹ năng lãnh đạo then chốt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét