Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2018

4 bí quyết giúp bạn “học làm sếp” khiến nhân viên tâm phục

4 bí quyết giúp bạn “học làm sếp” khiến nhân viên tâm phục

Biết lắng nghe và thấu hiểu nhân viên sâu sắc Không ai có thể phủ nhận được rằng để trở thành một nhà lãnh đạo thành công, chúng ta cần phải biết lắng nghe nhân viên của mình. Vậy lắng nghe nhân viên là gì? Khi nào thì được coi là bạn biết lắng nghe nhân viên. Ở đây, lắng nghe nhân viên là không áp đặt họ, không lấy uy quyền ra mà yêu cầu họ một cách vô lý. Thay vào đó, các vị lãnh đạo cần phải hiểu được nguyện vọng của cấp dưới, từ đó đưa ra những giải pháp và chính sách phù hợp nhất, đáp ứng đúng yêu cầu của họ. Những điều này có thể giúp bạn động viên, thúc đẩy nhân viên cống hiến tận tâm cho công ty. Khi biết lắng nghe nhân viên, bạn còn có thể nắm được những điểm mạnh điểm yếu của họ mà tận dụng tối đa thế mạnh của họ và giúp nhân viên có thể khắc phục điểm yếu hiệu quả. Biểu hiện cụ thể nhất của vấn đề này là bạn sẽ dễ dàng giao cho nhân viên những công việc phù hợp với sức lực của họ. Có vậy, nhân viên của bạn mới phát huy tốt nhất khả năng, mang đến hiệu quả tốt nhất cho công việc. Và điều tốt đẹp nhất khi bạn biết lắng nghe nhân viên đó là sức mạnh xóa bỏ đi mọi rào cản giữa hai cấp bậc. Những điều vốn dĩ khó nói thì đều được chia sẻ chân tình nhất, giúp bạn và họ hiểu được những mong muốn của nhau và mang đến những điều tuyệt vời cho kết quả công việc và niềm vui cuộc sống. Tôn trọng và công bằng với nhân viên Ngoài việc là cấp dưới phải làm việc theo sự chỉ đạo của bạn ra thì nhân viên còn là những con người có những vai trò riêng trong cuộc sống. Thế nên việc họ cần nhận được sự tôn trọng là điều bạn nên hiểu. Một trong những biểu hiện cho thấy sếp đang rất tôn trọng nhân viên đó là sự công bằng. Làm sếp phải công bằng thì mới khiến nhân viên của mình khâm phục. Bất cứ mọi sự thiên vị nào xảy ra trong nội bộ đều là mối nguy hại đem tới những cảm xúc tiêu cực, bất mãn cho những người khác. Họ sẽ không cống hiến hết sức mình có cho công việc bởi họ nghĩ rằng, dù có cố gắng thì sếp cũng không chú ý tới mình. Để thỏa mãn tất cả mọi người, thưởng phạt công minh sẽ mang tới các giá trị cân bằng. Với những nhân viên có cống hiến nhiều cho công ty, bạn công bố giải thưởng minh bạch trước toàn bộ nhân viên, vừa để mọi người ghi nhận, vừa giúp cho những nhân viên khác nhìn vào đó mà cố gắng phấn đấu nhiều hơn. Còn với những người mắc lỗi, vi phạm quy chế, nội quy và gây mất uy tín cho công ty thì cũng nêu lên để mọi người tránh mắc phải và cho thấy lỗi lầm của họ không phải được sếp bao che, giấu nhẹm với những người trong cuộc biết rõ sự việc. Hãy đặt mình vào vị trí của nhân viên Một trong những yếu tố quan trọng nhất của bí quyết “học làm sếp “ và trở thành một người sếp tốt chính là việc bạn biết đặt mình vào vị trí của nhân viên. . Hãy tự hỏi mình rằng, nếu bạn là nhân viên và bạn đang có một người sếp thực hiện những điều bạn đang thực hiện với chính nhân viên của mình thì điều đó có phù hợp và khiến bạn có cảm giác như thế nào. Cảm giác của bạn chính là cảm giác của nhân viên. Nếu bạn cảm thấy “Sếp” của bạn không tốt với những luật lệ chính bạn đưa ra thì cũng có nghĩa là nhân viên của bạn đang rất khó chịu với bạn. Do đó, việc đặt mình vào vị trí của nhân viên sẽ giúp cho các bạn có thể hiểu được nhân viên cần gì và không mong muốn điều gì. Trong nghệ thuật quản lý, bạn nên nhớ câu: hãy đối xử với người khác theo như cách bạn muốn được người khác đối xử. Xây dựng văn hóa công ty lành mạnh Công ty nào cũng có nền văn hóa của riêng mình. Nhưng mỗi bộ văn hóa sẽ nói lên việc bạn có được nhân viên khâm phục hay không. Có những bộ văn hóa sai lầm sẽ đưa mối quan hệ giữa bạn và nhân viên đi vào ngõ cụt. Vậy thì cũng sẽ có những bộ văn hóa tạo nên được những thăng hoa trong chính mối quan hệ giữa bạn và nhân viên. Làm sao để xây dựng được một môi trường văn hóa dễ chịu, thoải mái mà ở đó nhân viên cảm giác mình được tôn trọng, mình đang được hưởng những giá trị tinh thần tốt nhất. Đó là nền tảng của một người sếp tốt. Như vậy , nhân viên sẽ rất tôn trọng và kính phục bạn. Nói chung, đã làm lãnh đạo thì bạn cần phải có thái độ sống liêm chính, công mình. Có như thế nhân viên mới tôn trọng bạn và có động lực thôi thúc họ cố gắng nhiều hơn.

Xem bài nguyên mẫu tại: 4 bí quyết giúp bạn “học làm sếp” khiến nhân viên tâm phục

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét