Thứ Ba, 24 tháng 7, 2018

Những đức tính giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo giỏi

Những đức tính giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo giỏi

Gây dựng niềm tin vững vàng từ phía nhân viên Niềm tin là thứ mà người ta phải rất khó khăn mới tạo ra được. Hơn nữa còn phải dành cả đời để giữ gìn và xây dựng niềm tin. Trong vai trò của một người lãnh đạo, các bạn có thể tạo dựng niềm tin băng nhiều cách nhưng cách nhanh nhất, vững vàng nhất là việc giữ chữ tín và tôn trọng sự thật. Muốn người khác tin mình thì đương nhiên bạn phải tự tin rằng bạn là một người đáng tin cậy. Nhất là khi làm lãnh đạo. Sự uy tín của bạn thể hiện tỏng tác phong làm việc nghiêm túc, sẵn sàng đối mặt và chịu trách nhiệm trước bất cứ điều gì mình nói ra và thực hiện. Có nghĩa là đã nói thì sẽ làm, khi đã làm thì luôn sẵn sàng chịu trách nhiệm với kết quả. Trách nhiệm đó không chỉ thuộc về việc những việc làm và hành động bản thân bạn làm ra mà còn là trách nhiệm về những kết quả mà nhân viên bạn làm ra. Vì suy cho cùng, bạn là người chỉ đạo, dù lỗi sai ử nhân viên nhưng cũng là một phần lỗi nào đó thuộc về sự chỉ đạo của bạn. Và điều quan trọng là không ai mong muốn có vấn đề xảy ra, khi có lỗi không may gặp phải, chắc chắn bạn phải cố gắng cùng nhân viên giải quyết. Việc làm này không chỉ tạo nên một tinh thần tập thể cao mà còn góp phần giúp cho vấn đề được giải quyết dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn bởi “ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Điều quan trọng là sau mỗi lần như vậy, bạn sẽ càng trở nên uy tín hơn trong mắt nhân viên của mình. Khi có bạn cùng làm việc  cùng giải quyết mọi vấn đề thì nhân viên của bạn cũng sẽ có thể tập trung hơn vào công việc và yên tâm khi có một vị lãnh đạo tài năng như bạn. Niềm tin hơn bao giờ hết luôn là chiếc chìa khóa vàng để giúp bạn hàn gắn mọi rạn nứt trong mối quan hệ. Đồng thời nó còn có thể giúp con người kết nối với nhau. Niềm tin có thể giúp bạn kết nối với nhân viên và giúp nhân viên có thể yên tâm hơn khi trao gửi sự tin tưởng vào bạn. Sức mạnh của niềm tin, của ý chí và những nguyện vọng còn to lớn hơn nhiều những hào nhoáng phù phiếm. Vậy cho nên, là một vị sếp giỏi, bạn hãy luôn nói đi đôi với làm để tạo dựng một niềm tin vững vàng trong lòng nhân viên. Trở thành một người bạn đồng hành lý tưởng Bất cứ nhân viên nào cũng mong rằng, sếp của họ không phải là người bảo thủ, luôn luôn phủ nhận ý kiến của cấp dưới. Đây là nguyện vọng lớn của tất cả mọi người. Hầu hết chúng ta đều biết rõ điều đó nhưng danh giới của người sếp tốt và chưa tốt đó là việc muốn hiểu điều đó hay là cố tình lờ đi. Không ai cổ súy việc bạn phải giữ khư khư quan điểm làm sếp thì nhất định phải đứng ở vị trí cao cao tại thượng, xa rời và giữ khoảng cách với nhân viên. Chúng ta luôn mong muốn và dành rất nhiều tâm sức trên con đường phấn đấu để hòa vào với nhân viên của mình.  Đó mới đích thực là giá trị to lớn của vị trí lãnh đạo. Nếu muốn trở thành nhà lãnh đạo tốt, chắc hẳn bạn cần phải coi bản thân mình vừa là người thầy trên phương diện kinh nghiệm, lại vừa phải trở thành một người bạn có thể đồng hành những lý tưởng quan trọng trong công việc với nhân viên. Bạn vừa là sếp để phân công nhiệm vụ cho họ, chịu trách nhiệm cho cả tập thể lại vừa là người bạn đồng hành cùng họ vượt qua mọi giai đoạn trong công việc. Đây chính là những điều kiện để thúc đẩy xây dựng mối quan hệ giữa bạn và nhân viên trở nên khăng khít, bền chặt hơn. Đừng bao giờ phá hủy nó khi bạn đã cố gắng thật nhiều để trở thành một vị sếp tốt.

Coi bài nguyên văn tại: Những đức tính giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo giỏi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét