Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2018

Những sai lầm khiến doanh nghiệp xuống dốc trong tuyển dụng nhân sự

Những sai lầm khiến doanh nghiệp xuống dốc trong tuyển dụng nhân sự

Hình thức tuyển dụng để lấp chỗ trống Doanh nghiệp nào dường như cũng không tránh khỏi tình trạng nhân viên đột xuất nghỉ việc không theo quy định. Khiến cho doanh nghiệp rơi vào tình thế thiếu hụt nhân sự khi đang cần để chạy dự án hay thực hiện một đầu việc quan trọng nào đó. Chính vì sự cần kíp tới một nhân lực đứng vào vị trí này để thay thế và bắt kịp tiến độ công việc mà nhiều nhà nhân sự đã tuyển dụng gấp gáp với mục đích duy nhất là lấp chỗ trống. Thông thường, việc tuyển gấp có thể đáp ứng cho doanh nghiệp một mà mang tới cho họ cả mười thiệt hại vậy. Dù đảm bảo có người gánh việc đầu việc đó nhưng những nhân viên được tuyển gấp lại thường không có đủ mọi kỹ năng cần thiết nhất mà  doanh nghiệp cần. Thế nên khi họ đảm nhận vị trí khuyết thiếu kia chưa chắc họ đã làm được việc hoặc thực hiện công việc không tới đúng cái đích mong muốn của doanh nghiệp. Rất có thể các bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ tuyển dụng lại một người khác vì nhân viên mới không có đủ trình độ đáp ứng công việc hoặc có thể phải nhận một kết quả thực sự không tốt. Dù cần thiết nhưng cũng đừng vội vàng “chọn bừa” một người không phù hợp để rồi cả doanh nghiệp phải gánh hậu quả nặng nề nhé. Tuyển dụng đối thủ cạnh tranh Không thể tránh được việc tuyển phải đối thủ cạnh tranh bởi vì khi họ đã chủ đích công ty ứng tuyển với mục đích hạ bệ thì họ có vô vàn cách để trá hình. Thế nhưng sở dĩ tôi nói tuyển đối thủ cạnh tranh là một sai lầm lớn của doanh nghiệp vì vẫn còn rất nhiều nơi đẩy mạnh phương pháp này vì họ cho rằng, nhân viên của công ty đối thủ đã bị sa thải thì sẽ không còn trung thành với công ty đó nữa. Và việc tuyển dụng họ về làm việc cho mình sẽ có thể khai thác được nhiều thông tin quan trọng của đối thủ. Mọi chuyện không đơn giản như những gì chúng ta liệu tính. Rất có thể, “sa thải” nhân viên cũng chỉ là một cách làm mà đối thủ “cài người” vào thăm dò công ty của chúng ta. Thế nên phải hết sức thận trọng khi tuyển dụng người của công ty đối thủ. Nếu họ thực sự phù hợp với doanh nghiệp của bạn thì cũng cần phải có những biện pháp nào đó để xác thực họ có lợi. Khi bạn nói hết lượt lời của ứng viên Nhiệm vụ của nhà tuyển dụng là đặt ra những câu hỏi cho ứng viên để kiểm tra mọi yếu tố phù hợp với yêu cầu công việc tại công ty. Nhưng nhiều nhà tuyển dụng lại “mắc bệnh nghề nghiệp” đến nỗi họ say sưa vừa hỏi vừa đồng thời trả lời hay gợi mở cho ứng viên mà ứng viên không có cơ hội được thể hiện bản thân mình. Muốn ứng viên tự bộc lộ mình về tính cách, về khả năng hay sự hiểu biết thông qua các câu hỏi được đặt ra thì buộc nhà tuyển dụng phải khéo léo để tạo ra cuộc đối thoại hai chiều. Đôi khi bạn còn cần phải dành phần nói ưu tiên cho ứng viên thì mới có thể khai thác hết được những điều bạn muốn biết về họ. Lựa chọn ứng viên vì “thích” Điều này rất tối kỵ trong tuyển dụng. Ấy thế mà nó vẫn diễn ra thường xuyên trong phong cách tuyển dụng của một số nhà quản trị nhân sự. Bản chất của tuyển dụng chính là việc  chọn lựa ra những người tài năng mà phải PHÙ HỢP với công việc. Sự phù hợp mới là điều quan trọng để ứng viên trở thành những nhân tố có thể mang đến lợi ích của công ty. Nhưng nhà tuyển dụng lại có thể lấy niềm cảm mến cá nhân của mình đưa vào đánh giá ứng viên thì quả là một sai lầm tai hại. Vẻ ngoài hấp dẫn, một gương mặt đẹp trai, xinh gái hay một giọng nói ngọt ngài không thể mang tới những lợi ích thiết thực trên phương diện công việc. Chúng ta vẫn thường ưu tiên những ứng viên có ngoại hình nhưng nhất định họ phải là những người có trình độ và phù hợp với công việc. Nếu như bạn bất chấp một nhân viên mà theo sự nhìn nhận đánh giá của bạn là chưa đủ trình độ chuyên môn, kiến thức để đảm nhiệm việc làm nhưng vì bởi họ quá đẹp trai, quá xinh gái mà cũng có thể “chấp nhận được”, thì đồng nghĩa với việc bạn đang tiếp tay vào việc đưa công ty “phát triển” theo chiều mũi tên đi xuống đấy nhé. Hãy để tiêu chí về ngoại hình là một điểm nhỏ ở phía sau cùng trong các tiêu chí đánh giá. Thậm chí coi đó là một tiêu chí có thể có hoặc không cần thiết thì bạn sẽ tránh được tâm lý thiên vị, giúp thực hiện tốt nhất mục tiêu chung của công ty về việc tuyển được những nhân tài phù hợp nhất để đưa doanh nghiệp, công ty phát triển bền vững trong tương lai. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng những nhà quản trị nhân sự có thể tránh được những sai lầm tai hại mà rất dễ gặp phải trong khâu tuyển dụng. Bạn chính là người mang đến cho công ty những nhân tài có khả năng đưa công ty phát triển vượt trội, Vì thế hãy hết sức cẩn trọng trong việc tuyển dụng nhé.

Đọc nguyên bài viết tại: Những sai lầm khiến doanh nghiệp xuống dốc trong tuyển dụng nhân sự

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét