Thứ Ba, 24 tháng 7, 2018

Học cách kiềm chế tức giận khi nhân viên mắc sai lầm

Học cách kiềm chế tức giận khi nhân viên mắc sai lầm

Ai cũng biết rằng, cảm xúc là thứ rất khó để kiểm soát. Nhất là những cảm xúc tiêu cực thì càng có sức mạnh lấn át lý trí của con người. Khi làm một người quản lý, sẽ thật khó khăn để giữ bình tĩnh trước những sai lầm và đặc biệt là những sai lầm để lại hậu quả nghiêm trọng của nhân viên. Nhưng bạn càng “cả giận” thì ắt sẽ càng “mất khôn”. Hơn bao giờ hết, những lúc này là khi bạn cần phải có cách xử lý thông minh. 5 cách dưới đây sẽ mang tới cho bạn điều đó. Học cách im lặng khi tức giận Điềm tĩnh là một trong những tố chất nhất thiết nhà lãnh đạo nào cũng cần phải có. Nếu như không điềm tĩnh thì bạn sẽ chẳng thể làm dược việc vì dễ bị chi phối bởi những cảm xúc cá nhân. Nếu như bạn là một người sếp khó tính và luôn nóng tính, hãy dành ra một vài phút để suy ngẫm, dường như bạn không hề có bất cứ mối quan hệ tốt đẹp, chân tình nào với nhân viên. Thậm chí, sự gần gũi, hòa nhập của bạn và họ cũng không có.  Đó là điều đương nhiên, vì chẳng có ai myuoosn đối mặt với một người sếp như vậy,  sâux hơn là vì họ không có niềm tin ở bạn - ở một người sếp không thể kiểm soát và tự chủ cho những cảm xúc tích cực. Vì thế, nếu như không thể điềm tĩnh ngay, tốt nhất bạn nên im lặng. Sự im lặng sẽ giúp bạn không cả giận mà mất khôn. Nó giúp bạn giữ được sự bình tĩnh để có thời gian suy nghĩ về mọi việc hơn là chuyện  nổi cáu, vừa không nghĩ được điều gì tích cực mà còn giống như ngọn lửa trong bạn càng cháy to thêm. Giwx bình tĩnh thực ra cũng không quá khó khăn đâu nhé. Có thể trong lòng bạn đang rất khó chịu  mà lại không được la lớn, trút bỏ ra nhưng vẫn còn những cách khác hay hơn mà bạn có thể làm. Chẳng hạn như bạn có thể từ chối gặp mọi người, ở một mình trong phòng, đi lại và hít thở thật sâu, uống một ngụm nước mát để thư giãn và tạm quên đi mọi thứ vừa diễn ra. Có thể khi ngay cơn nóng giận, bạn cho răng những hậu quả nào đó là hết sức nghiêm trọng. Nhưng nếu giữ được bình tĩnh và để cơn giận qua đi, chắc chắn bạn sẽ nhìn nhận vấn đề khác đi, rằng hậu quả cũng ảnh hưởng nhiều nhưng có thể giải quyết được. Đây cũng chính là cách để bạn có thể hỗ trợ nhân viên xử lý vấn đề một cách tốt nhất và gây dựng niềm tin vững vàng ở nhân viên về khả năng của bạn trước những khó khăn. Hãy đặt mình vào vị trí của nhân viên Đặt mình vào vị trí của nhân viên để thấu cảm cùng với họ. Khi đó bạn sẽ hiểu được suy nghĩ, tâm tư cũng như việc lý giải được rất nhiều câu hỏi “tại sao? “. Khi đứng ở vị trí của người sếp, bạn có thể rđòi hỏi rất nhiều ở nhân viên. Bạn đưa ra những kế hoạch và deadline ,yêu cầu nhân viên của mình phải thực hiện “chuẩn” theo bản kế hoạch. Đến khi nhân viên làm chưa tốt thì “ngay lập tức” bạn có thể nóng giận hoặc đánh giá sai sự cố gắng của họ. Vậy khi đặt mình vào vị trí của nhân viên, hãy thự hỏi mình: Liệu răng mình có thể giải quyết công việc tốt hơn hay không? Vấn đề nằm ở năng lực của nhân viên chưa tới hay là ở việc bạn giao một bản kế hoạch không mang tính khả thi? Khi thực hiện công việc ,có vấn đề gì phát sinh khiến họ chậm trễ hay vì deadline của bạn dưa ra không hợp lý, không tính toán được cả những vấn đề phát sinh. Vậy đến, Khi nhân viên mắc phải bất cứ lỗi nào đó thì đừng nghĩ một chiều, đừng chỉ đổ lỗi cho nhân viên mà hãy xem xét từ những yêu cầu của bản thân mình. Song song với những vấn đề của nhân viên vẫn có thể nguyên nhân là ở phía bạn. Cách kiềm chế tức giận thực ra chính là những điều nhỏ bé ở xung quanh ta. Khi bạn đứng ở trên vị trí cao hơn người khác, tầm nhìn của bạn sẽ rộng mở hơn. Vì thế mà đòi hỏi những nhà lãnh đạo tài ba càng phải thấu cảm nhiều hơn và tuyệt đối không bao giờ “bốc lửa” cảm xúc. Biết cách kìm nén chúng lại mới thực là điều cần thiết để công việc quản lý của bạn thành công.

Đọc nguyên bài viết tại: Học cách kiềm chế tức giận khi nhân viên mắc sai lầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét