Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

Bật mí 4 kỹ năng giao tiếp hay nhất dành cho sếp

Bật mí 4 kỹ năng giao tiếp hay nhất dành cho sếp

Trở thành một người sếp biết lắng nghe Ở vị trí lãnh đạo, nhiều người thường không có được kỹ năng lắng nghe nhân viên. Nguyên nhân không phải do môi trường tạo ra mà bản chất là do quan niệm. Chính những  người đang nắm giữ vị trí đó lại tự cho mình quyền hạn không cần thiết phải lắng nghe nhân viên, mọi lời nói của họ chính là mệnh lệnh. Với quan niệm như vậy, nhà quản lý sẽ nhận phải những hệ quả xấu. Không chỉ không đáp ứng được các mục tiêu công việc chung đã đặt ra mà còn vô hình tạo ra những giới hạn vô cùng lớn với nhân viên. Mà việc xa cách với nhân viên sẽ khiến bạn không nắm bắt được “tiếng nói” của doanh nghiệp. Bản chất của nhà quản lý là người đứng đầu của đội nhóm, người dẫn dắt  đội nhóm đi bền sức trên chặng đường dài. Thế nên thay vì đứng cách xa với nhân viên của mình thì thực chất người quản lý phải đưa đôi tay ra để nắm lấy đôi tay của nhân viên và cùng họ bước đi. Đó cũng chính là một hình thức để bạn có thể lắng nghe và thấu hiểu nhân viên của mình. Hiểu họ đang cần gì, họ muốn gì cùng là hiểu những lời khẩn thiết của doanh nghiệp mà thôi. Nên kịp thời đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho nhân viên cũng là cách bạn đang đáp ứng cho chính “đứa con tinh thần” của mình. Dành thời gian cho nhân viên Đây cũng là một cách giúp cho khả năng giao tiếp của những vị sếp có cơ hội được rèn luyện, phát triển. Khi bạn không muốn giữ khoảng cách với nhân viên nhưng vẫn nhận về sự xa cách thì chắc chắn bạn vẫn cần nỗ lực hơn nữa. Hãy dành nhiều thời gian hơn cho đội ngũ tinh nhuệ của mình . Bạn có thể tổ chức những cuộc gặp gỡ thân mật với đội nhóm nhân viên hoặc tổ chức các cuộc họp về một chủ đề nào đó mang tính giải quyết vấn đề. Những cuộc gặp mặt đó chính là cơ hội tốt để bạn thể hiện sự quan tâm đầy đủ dành cho nhân viên. Đối với những nhân viên ưu tú, các nhà quản lý nên nói chuyện trực tiếp với họ về khả năng và tiềm năng có thể phát triển trong tương lai để thúc đẩy sự phát triển của họ. Không phải là một phương pháp để đánh lừa nhân viên, mà là một lợi nhận định và động viên thực sự. Muốn thế, chắc chắn bạn phải dành nhiều thời gian để nói chuyện, bàn bạc với nhân viên về công việc, từ đó nhận ra đúng khả năng tiềm ẩn có thể phát triển hơn nữa của họ. Từ đó có căn cứ để lời động viên của bạn thực sự có hiệu quả. Biết cách trò chuyện với nhân viên về công việc Khi tiếp xúc với nhân viên nhiều, có thể bạn sẽ chỉ biết họ đang làm việc có tập trung hay không. Chẳng hạn như việc các vị lãnh đạo thường xuyên đi “tuần tra” các phòng ban để nhìn thấy bề ngoài thái độ của họ với công việc. Thế nhưng bạn sẽ chẳng thể nắm bắt được bản chất về chất lượng bên trong nếu chỉ đi tuần tra như vậy. Phải biết cách trò chuyện cùng nhân viên thì mới có thể nắm được bản chất nhiệm vụ nhân viên làm đến đâu, tốt hay không tốt. Từ đó mà bạn có thể tham gia vào công việc cùng họ, hướng dẫn để nhân viên có những cách làm hiệu quả hơn hay kỹ năng xử lý các vấn đề phát sinh từ thực tế. Như vậy, nhân viên sẽ cảm nhận được bạn không chỉ là một người sếp, bạn còn là một người cộng sự hay trong vai trò của một người thầy, luôn mang đến cho nhân viên những bài học để họ biết cách làm việc tốt hơn, tạo ra hiệu suất cao hơn trong công việc. Chính sự quan tâm của bạn trong công việc là động lực lớn để nhân viên phấn đấu thật nhiều. Đưa tới những thông tin chính xác Cách đưa thông tin chính xác cũng là một cách để bạn có thể xây dựng sự uy tín của mình trong mắt nhân viên. Một người sếp uy tín sẽ luôn được nhân viên kính trọng và nể phục thay cho sự xa cách. Vậy trước hết bạn cần phải đảm bảo mỗi lời thông báo, chỉ dụ của mình được đưa ra phải chính xác, nhất quán. Tốt nhất là không nên thay đổi quá nhiều các yêu cầu ban đầu bạn đặt ra với nhân viên. Bởi sự thay đổi, bất nhất như vậy sẽ có thể khiến cho nhân viên cảm giác hoang mang, không biết nên làm theo chỉ thị nào và nhiều khi họ còn lừng chừng thực hiện công việc do nghi ngờ những chỉ thị của bạn đưa ra chưa chắc đã nhất quán và không hề thay đổi. Kỹ năng giao tiếp dành cho sếp không thể chỉ gói gọn trong bài viết ngắn ngủi với 4 yếu tố này. Thế nên, chúng tôi sẽ tiếp tục mang đến cho bạn những kỹ năng giúp nhà lãnh đạo quản lý tốt doanh nghiệp từ phong cách giao tiếp ở bài viết tiếp theo.

Xem nguyên bài viết tại: Bật mí 4 kỹ năng giao tiếp hay nhất dành cho sếp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét