Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

Một số điều nên tránh khi tham gia phỏng vấn để thành công

Một số điều nên tránh khi tham gia phỏng vấn để thành công

Khi ứng viên suy nghĩ rằng, chỉ cần nộp đơn xin việc là xong. Hầu như thói quen của người đi xin việc làm thường không theo dõi tiến triển của quá trình tuyển dụng. Các chuyên gia nhân sự đã đưa ra những đánh giá không tốt về việc này và khuyên ứng viên không nên mắc phải. Thông thường, chúng ta đang ỉ nại vào việc rải đơn xin việc đi nhiều nơi với tâm lý, không trúng chỗ này thì trúng chỗ khác, kiểu gì chẳng có được một nơi trong số đó nhận chúng ta vào làm việc. Vì thế mà bạn không bao giờ chú tâm đến việc theo dõi quá trình tuyển dụng ở bất cứ nơi nào bạn lựa chọn.  Rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng không một lời hồi đáp. Tạo nội dung CV xin việc làm quá chung chung Khi thiết kế CV xin việc làm, người ta thường sử dụng theo các bản mẫu được đăng tải trên mạng. Hầu như đó chỉ là những sự gợi dẫn mà thôi. Xong do tâm lý “ăn sẵn” và dựa dẫm quá nhiều vào khách quan mà con người chỉ có thể nhanh chóng đưa ra cho mỗi mục được đưa sẵn đó những thông tin rất chung chung và để tiện cho việc ứng tuyển được hầu hết mọi vị trí. Họ chẳng muốn làm thật kỹ cho từng bản CV, từng vị trí việc làm vì cho rằng như vậy sẽ rất mất thời gian. Nhưng các bạn có biết, nhà tuyển dụng thường họ chỉ đánh giá cao những bản CV xin việc có từ khóa cụ thể, rõ ràng và trúng đích. Có nghĩa là, mức độ liên quan tới công việc ứng tuyển phải là tuyệt đối. Sự chung chung không khiến cho nhà tuyển dụng có cảm giác mình đang đọc một bản CV ứng tuyển vào vị trí họ tuyển mà giống như họ đang đọc một bản CV xin việc ở một vị trí nào đó. Hãy áp dụng câu nói “một nghề cho chín còn hơn chín nghề” vào trường hợp này. Đừng mang số lượng ra để ưu tiên mà hãy coi trọng sự chất lượng. Hãy tập trung toàn trí lực vào chỉ duy nhất một bản CV để đảm bảo mức độ cẩn thận, hoàn hảo của nó cho một vị trí. Dù có làm bao nhiêu CV xin việc làm đi nữa thì việc đầu tư cho mỗi bản CV là điều hoàn toàn cần thiết. Đừng bao giờ dàn trải thông tin và không đi sâu đi sát vào những vấn đề cần phân tích kỹ càng như kinh nghiệm việc làm, các kỹ năng nổi bật nếu như bạn muốn nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng. Chỉ cần là bản CV chung chung  thì cũng đã đủ để cho bạn bị loại khỏi từ vòng đầu tiên mà chưa cần nhà tuyển dụng phải bỏ công sức ra mà “soi” từng câu chữ bạn viết. Bạn không gửi Cover Letter Có nhiều người đánh đồng bản CV xin việc với abnr Cover Letter. Có những người còn nghĩ rằng, Cover letter đã lỗi thời rồi, ngày nay người ta chỉ tập trung vào bản CV xin việc.  Tuy nhiên, dù là CV hay một lá thư xin việc thì nó cũng mang giá trị tương đương với nhau. Nếu gửi CV mà không kèm theo lá thư xin việc thì nhà tuyển dụng sẽ liệt bạn vào danh sách làm hồ sơ, thủ tục thiếu. Trong khi đó còn rất nhiều trường hợp có hồ sơ đầy đủ thì nhà tuyển dụng cũng sẽ chẳng mấy để tâm vào bộ hồ sơ của bạn mặc dù bạn đã thiết kế nên một bản CV vô cùng hấp dẫn. Bạn thiếu cái nhìn đa chiều Có nghĩa là bạn không hề có bất cứ sự tham khảo nào từ mọi người xung quanh. Đôi khi, những lời khuyên của mọi người xung quanh chắc chắn sẽ mang tới cho bạn những điều bổ ích và cần thiết để quá trình xin việc được thuận lợi như ý. Như thường lệ, khi xin việc bạn chỉ quan tâm tới những công việc mình sẽ đảm nhiệm, quyền lợi bạn dược hưởng  và những yếu tố cần thiết để đáp ứng nhiệm vụ. Thế nhưng  nhiều người lại chẳng  hề mảy may tới vấn đề về môi trường văn hóa của doanh nghiệp và mức độ hài lòng đối với công việc. Đây cũng chính là lý do tại sao vấn đề nhảy việc cứ diễn ra theo vòng tuần hoàn như vậy. Để có thể tránh được tình trạng “sốc văn hóa” khi mới bước vào môi trường mới, nhất thiết bạn phải có được cái nhìn đa chiều. Nên tham khảo ý kiến đóng góp của những người xung quanh. Có thể họ đã biết nhiều thông tin về công ty bạn ứng tuyển mà cho bạn những lời khuyên và lời dặn dò cần thiết. Nếu cảm thấy không thể đáp ứng được thì bạn cũng có thể tránh ngay từ đầu, hoặc nếu có thể nằm trong phạm vi tiếp nhận của bản thân thì bạn cũng sẽ có thể sẵn sàng tâm lý từ trước khi tham gia. Như vậy, tốt nhất các bạn nên tránh xa những lỗi lầm đã được nêu ra trong bài viết. Thực ra nhận diện và thực hiện điều này không khó, chỉ cần bạn chú ý một chút, cẩn thận một chút nữa là có thể khiến cho mọi thứ trở nên hoàn hảo và mĩ mãn.

Coi bài nguyên văn tại: Một số điều nên tránh khi tham gia phỏng vấn để thành công

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét