Thứ Hai, 16 tháng 7, 2018

3 tình huống không nên sử dụng tính cách trung thực trong công việc

3 tình huống không nên sử dụng tính cách trung thực trong công việc

Tất nhiên khi khẳng định như vậy không đồng nghĩa với việc chúng tôi khuyến khích bạn nói dối. Vì nói dối là điều không tốt. Vậy nên, để giấu được sự thật cần thiết mà không cần phải nói dối thì các bạn nên có những cách thức khéo léo. Vậy thì với tình huống nào chúng ta không nên nói thật nơi công sở và cách giải quyết ra sao. Bài viết này sẽ mang tới cho các bạn những kiến thức quan trọng nhất. Khi đang tức giận với đồng nghiệp hoặc cấp trên Ở nơi công sở, sự căng thẳng là cảm xúc cũng khá phổ biến và nó có thể tăng cao khiến cho các bạn mất đi sự kiểm soát. Từ đó, thể hiện sự tức giận cũng như sự thất vọng của bản thân mình đối với những người đồng nghiệp xung quanh.  Tưởng như bằng cách đó bạn sẽ giải quyết được vấn đề mình đang gặp phải với người đồng nghiệp tuy nhiên không phải như vậy. Bởi thái độ bất mãn và sự quá khích của bạn sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng đến những mối quan hệ ở nơi làm việc.  Chẳng những mối quan hệ của bạn với người đồng nghiệp đó trở nên không tốt mà hình ảnh không tốt về bạn sẽ in sâu trong mắt của các đồng nghiệp trong công ty. Nhất là trong cái nhìn của sếp. Họ sẽ cho rằng bạn thực sự là người nhỏ mọn, không khéo cư xử, có lối cư xử lỗ mãng. Nó mang tới những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với con đường thăng tiến của bạn. Nếu đã mang tới nhiều điều xấu như vậy thì tại sao bạn không thay đổi. dù có tức giận đến đâu nhưng khi không biết cách kìm chế cảm xúc đó lại thì chắc chắn bạn sẽ nhận lại rất nhiều hậu quả xấu. Không gì tốt hơn một lời khuyên bạn hãy cố gắng kìm nén lại cảm xúc tiêu cực đó lại, có thể đi đâu đó để giải tỏa như tới phòng tập, chạy bộ, hoặc nghỉ ngơi để giúp bản thân mình bình tĩnh lại. Không trung thực nói ra những điều bất mãn giữa bạn với đồng nghiệp, với sếp mà khéo léo giải quyết nó trong hòa bình là một cách xử trí của một người thông minh. Khi có đồng nghiệp hoặc sếp không chấp nhận những lời phê bình Sự góp ý thẳng thắn những yếu điểm là một cách giúp cho ai đó tiến bộ. Nhưng sự góp ý đó chỉ phát huy tác dụng đối với những người luôn biết lắng nghe và tiếp thu. Trong quá trình làm việc bạn nhận ra rằng sếp hay đồng nghiệp của mình luôn mắc lỗi sai nào đó hoặc có một điểm yếu gây ảnh hưởng tới công việc. Bạn có thể thẳng thắn góp ý vì điều này là hoàn toàn đúng đắn và ...

Coi thêm ở: 3 tình huống không nên sử dụng tính cách trung thực trong công việc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét