Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

Những kỹ năng giúp nhà lãnh đạo quản lý tốt doanh nghiệp từ phong cách giao tiếp

Những kỹ năng giúp nhà lãnh đạo quản lý tốt doanh nghiệp từ phong cách giao tiếp

Giao tiếp thường xuyên trước tập thể và các nhóm nhân viên Tại sao bạn cần phải thực hiện điều này. Rất đơn giản, bởi vì điều đó giúp bạn xây dựng một hình ảnh người xếp chu đáo, luôn công bằng. Sếp thường trò chuyện với tập thể nhân viên sẽ khiến cho họ nhận được cảm giác bình đẳng. Mọi vấn đề bàn bạc trò chuyện đều được trưng cầu lấy ý kiến của tập thể chứ không đề cao riêng bất cứ một ai. Chính điều này mà người quản lý đã xóa bỏ hoàn toàn suy nghĩ thiên vị hay sự bất công trong cảm nhận của nhân viên công ty. Ngoài ra, khi trò chuyện với nhóm nhân viên và tập thể, nhân viên sẽ được bồi dưỡng tinh thần tập thể cao. Họ nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm quan trọng của mình đối với tập thể. Đây là động lực để cho mỗi cá nhân làm thật tốt nhiệm vụ của mình cũng là cơ sở tạo nên một khối đại đoàn kết trong doanh nghiệp. Đừng bao giờ che đậy Nếu như chúng ta đã đề cao sự trao đổi và truyền đạt thông tin theo tính chất tập thể như đã nói ở trên thì chắc chắn sự che đậy sẽ là một mũi giao chọc thủng mọi sự cố gắng của bạn.  Tuy nhiên, những vấn đề riêng của từng cá nhân tất nhiên không thể nào đưa ra để nói trước tập thể . Vì không đưa ra nói trực tiếp được cho nên nhiều nhà lãnh đạo lại chọn cách thông tin và trao đổi vấn đề với cá nhân qua email hay bất cứ công cụ liên hệ nào khác được quy định tại công ty. Tại sao bạn không nghĩ đến phương án trao đổi trực tiếp với cá nhân nhân viên có ảnh hưởng trực tiếp thay vì trò chuyện qua một phương tiện trò chuyện khác, bạn phải che đậy cảm xúc, tình cảm, mong muốn của bản thân mình. Nếu cứ nhắn qua nhắn lại bằng cách công cụ Mạng xã hội thì đương nhiên bạn không thể nào có thể dễ dàng thể hiện những nhu cầu, mong muốn của mình để cho nhân viên có thể hiểu và thay đổi. Cũng chẳng thể nói cho họ biết qua biểu cảm tế nhị rằng họ đang làm chưa tốt ở đâu? Đừng quên tự đánh giá vai trò lãnh đạo của mình Những đánh giá của nhân viên về bạn khi ở tư cách một nhà cầm quyền, lãnh đạo luôn là điều cần thiết để bạn có thể phát huy mặt tốt và cải thiện những điều hạn chế. Nhưng đã có mấy người đứng ở vị trí cao đó mà nhận được lời chia sẻ, đánh giá chân tình của nhân viên về bản thân mình. Điều đó rất khó, bởi nhân viên nào cũng mang tâm lý “sợ sếp” và sợ rằng những lời nhận xét chân thật của mình về những điểm yếu sẽ có kết quả không tốt. Nên bạn đừng trông chờ vào họ nhé. Cách tốt nhất là hãy tự mình đặt bản thân vào vị trí của nhân viên để tự đánh giá xem những điều bạn làm có đi đúng với sự phát triển căn bản của nhân viên hay không. Từ đó, bạn phải đưa ra quá trình tự đánh giá cho chính mình. Những đánh giá cả tốt và không tốt đều có thể là những điều nhân viên đang nhận được từ việc quản lý của bạn. Những điều bạn khiến nhân viên không hài lòng có thể tạo ra áp lực vô hình cho nhân viên, ảnh hưởng đến năng suất làm việc của họ đồng thời cũng là hiệu suất chung của công ty. Tự đánh giá và nhìn thấy điều bất cập đó, bạn sẽ có thể điều chỉnh được hành vi và phong cách quản lý của mình đi theo chiều hướng tích cực hơn, tạo lòng tin và sự kính phục hơn nữa của nhân viên. Từ việc điều chỉnh được hành vi quản lý của mình phù hợp với sự tiếp ứng của nhân viên, bạn sẽ có được những hành động đúng chuẩn hơn. Hành động dưa trên phản hồi của nhân viên Không phải bạn thực hiện hoạt động theo ý kiến của nhân viên là sẽ cho thấy bạn là người quản lý thụ động đâu nhé. Và cũng sẽ không có một vị sếp nào cứ thế mặc nhiên làm theo bất kể điều gì người ta đem tới. Điều quan trọng nhất là một vị sếp biết cân nhắc mà thực hiện điều mà nhân viên phản hồi một cách hợp lý nhất. Và chắc chắn khi sếp biết hành động dựa trên những phản hồi tích cực và đúng đắn của nhân viên chính là người sếp biết lắng nghe nhân viên và chấp nhận lỗi sai của mình mà không sợ ảnh hưởng đến uy tín của mình. Dù là những lời chỉ trích của nhân viên cũng sẽ được bạn thẳng thắn đón nhận. Ngoài ra, những phản hồi đó còn là những đề xuất của nhân viên, mặc dù bạn cho rằng đề xuất đó chưa thực sự xuất sắc, nhưng để có thể thực thi thì bạn sẽ đưa ra những lời góp ý bổ sung để đảm bảo ý tưởng đó được phát triển và thực hiện.Như vậy nhân viên của bạn sẽ cảm nhận được sự tôn trọng, họ sẽ có nhiều đóng góp hơn cho công ty. Thế đấy, làm sếp không phải là việc nắm quyền hành trong tay mà điều khiển nhân viên. Quyền hành đó khi được hài hòa với kỹ năng giao tiếp lãnh đạo sẽ giúp cho người quản lý đến gần với nhân viên hơn. Từ đó, hiểu được bản chất của việc quản lý và sự phát triển của doanh nghiệp. Công ty của bạn có phát triển tốt được cũng nhờ phần lớn vào nhân viên và cách quản lý, kỹ năng lãnh đạo của bạn.

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Những kỹ năng giúp nhà lãnh đạo quản lý tốt doanh nghiệp từ phong cách giao tiếp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét