Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2018

5 sai lầm khi tuyển dụng nhân sự mà nhà quản trị nhân sự cần tránh

5 sai lầm khi tuyển dụng nhân sự mà nhà quản trị nhân sự cần tránh

Không xem kỹ hồ sơ của ứng viên Bất cứ ứng viên nào cũng đều muốn tạo được ấn tượng tốt nhất cho nhà tuyển dụng. Vì vậy mà họ sẽ tìm cách “vẽ ra” những điều hoàn hảo nhất trong thành tích của mình trong CV và hồ sơ xin việc. Nhà tuyển dụng thường bận rộn lại thêm mong muốn tuyển dụng nhanh chóng cho nên thường không “xác thực” vẻ đẹp hoàn hảo trong bản hồ sơ ứng viên. Chính vì vậy, nhà tuyển dụng sẽ chọn ra một bộ hồ sơ đẹp nhất, phù hợp nhất mà lựa chọn rất dễ khiến cho tình trạng “chọn nhầm” xảy ra. Để cải thiện tình trạng này, chúng ta cần phải xem xét hồ sơ ứng viên trên nhiều phương diện và luôn “đề phòng” , không nên tin vào tất cả những điều mà ứng viên liệt kê ra. Hãy gọi điện thoại trực tiếp cho ứng viên đó để nói chuyện với họ. Đồng thời gọi điện cho người quản lý cũ để xác minh những điều mà ứng viên liệt kê trong hồ sơ có đúng sự thật hay không. Nhà tuyển dụng hẹn quá nhiều ứng viên đến phỏng vấn Thông thường, các doanh nghiệp đều tổ chức một buổi phỏng vấn tập trung cho ứng viên nhằm tiết kiệm thời gian làm việc. Dường như ứng viên nào cũng đã rất quen thuộc với hình ảnh “ùn ứ” của nhiều người cùng đi phỏng vấn và phải ngồi chờ đến lượt nhà tuyển dụng gọi tên vào phỏng vấn. Đây là một sai lầm mà đáng lý ra, doanh nghiệp không nên mắc phải nhưng lại đang diễn ra thường xuyên và phổ biến ở hầu hết mọi doanh nghiệp. Điều đó không chỉ gây ra ấn tượng xấu về hình ảnh của công ty trong mắt ứng viên và các đối tác vì sự thiếu chuyên nghiệp trong phong cách làm việc mà còn gây ra những ảnh hưởng lớn trong công việc chung. Chẳng còn cách nào khác ngoài việc lên lịch chi tiết để phỏng vấn ứng viên dựa theo sự phân chia theo từng nhóm nhỏ. Khi nhà tuyển dụng quá tập trung vào vấn đề chuyên môn Chuyên môn là yếu tố trọng tâm để đánh giá ứng viên nhưng không phải là yếu tố duy nhất để đưa ra quyết định tuyển hay không tuyển. Bởi chuyên môn khi được đánh giá theo những thành tích trong quá khứ có thể sẽ không thể hiện hết được khả năng của một người.  Chẳng hạn như ở công ty cũ, họ có thể đạt được thành tích là nhân viên xuất sắc nhất công ty song đó là công ty có quy mô nhỏ.  Không thể đánh giá rằng, họ xuất sắc nhất ở đó cũng có nghĩa rằng chuyên môn của họ có thể đáp ứng với một công ty có quy mô lớn như công ty bạn. Khi bạn quá coi trọng vấn đề bằng cấp Nếu cách đây khoảng chừng mười năm, bằng cấp có thể được xem là một yếu tố quan trọng và chiếm phần lớn trong quyết định tuyển dụng của nhà nhân sự thì ngày nay, bằng cấp đã lùi về phía sau,  chỉ đóng vai trò là một phần nhỏ trong quyết định tuyển dụng. Khi nhà tuyển dụng quá coi trọng bằng cấp thì rất có thể bạn đang tuyển về cho công ty những “tiến sỹ giấy” giỏi về lý thuyết mà lại rất kém khi áp dụng vào thực tế. Theo sự phát triển hết sức mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, con người ta được đưa vào rất nhiều hoàn cảnh để phát triển bản thân. Nhiều khi những người va chạm xã hội từ sớm lại giàu kinh nghiệm và có những yếu tố cần thiết nhất để có thể đảm nhận các yêu cầu cấp thiết của xã hội. Trong khi đó những người học cao và có bề dày về bằng cấp lại chính là những người thiếu rất nhiều kinh nghiệm cuộc sống và công việc. Tất nhiên, tấm bằng vẫn đóng một vai tò vô ucngf quan trọng trong một số lĩnh  vực đòi hỏi tính chuyên môn cao. Thế nhưng khi tuyển dụng bạn cũng không nên quá tập trung vào vấn đề bằng cấp. Tuyển dụng người quen biết Tình trạng này diễn ra khá phổ biến đối với các doanh nghiệp. Hiện trạng”con ông cháu cha” dường như chưa bao giờ hết phát huy tác dụng của nó trong vấn đề tìm kiếm việc làm. Cũng tương tự như thế, nhà tuyển dụng dành cơ hội cho người thân để giúp họ có được công ăn việc làm ổn định mà việc tuyển dụng của bản thân mình cũng diễn ra hết sức nhanh chóng. Nhưng các bạn có biết được đây chính là một sai lầm hết sức phổ biến mà chúng ta đang lầm tưởng hay không? Thay vì sự tiết kiệm chi phí và sự nhanh chóng, tuyển người quen sẽ khiến cho nhà tuyển dụng rơi vào tình trạng không xem xét kỹ hồ sơ, không lập kế hoạch chi tiết để tuyển dụng. Từ đó, chất lượng tuyển dụng bị ảnh hưởng rất nhiều và từ đó gây ra ảnh hưởng chung tới tập thể công ty. Như vậy, với 5 sai lầm này, nhà tuyển dụng có thể đem đến những hậu quả khôn lường cho doanh nghiệp của mình. Hãy chú ý tránh xa chúng và tốt hơn hết, bạn nên tiến hành thật kỹ các bước lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự  hiệu quả.

Coi bài nguyên văn tại: 5 sai lầm khi tuyển dụng nhân sự mà nhà quản trị nhân sự cần tránh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét