Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018

5 dấu hiệu cho thấy kế hoạch động viên nhân viên đã thất bại

5 dấu hiệu cho thấy kế hoạch động viên nhân viên đã thất bại

Nhân viên không cố găng hết sức Nhân viên của bạn thường xuyên đi làm và tan ca rất chi đúng giờ chính là một trong những biểu hiện cho thấy họ chưa tận tâm hết sức. Chúng ta luôn biểu dương những người làm việc đúng quy củ. Thế nhưng sự quy củ trong tác phong bắt đầu và kết thúc giờ làm việc mặc dù không sai nhưng nó lại là mih chứng rõ ràng nhất cho thấy nhân viên chỉ làm những điều được giao, thậm chí làm chỉ để cho xong phần nhiệm vụ đúng với khoảng thời gian hành chính và mức lương của họ. Mục đích chung nhất khi nhân viên đi làm và tan sở đúng giờ chỉ là để đạt được mục tiêu tối thiểu mà thôi. Và đánh giá về nhiệt huyết thì hoàn toàn không có. Nhân viên thiếu sự kết nối trong công việc Khi tinh thần làm việc của nhân viên được tăng cao cũng đồng nghĩa với việc  họ luôn chủ động khám phá thêm những điều mới mẻ có thể phục vụ cao hơn nữa cho hiệu suất trong công việc. Những lúc đó, họ rất cần tới sự móc nối cần thiết của các bạn bè đồng nghiệp và thường  xuyên phải kết nối để có thể đẩy nhiệm vụ lên mức cao hơn.   Khi bạn thấy được một không khí làm việc của nhân viên hết sức trầm lặng, không ai tương tác kết nối với nhau cả thì việc làm của họ chỉ đang mang tính chất cá nhân. Giải quyết  công việc của mình chỉ để cho xong, đáp ứng đủ yêu cầu tối thiểu của quản lý.Và như thế, mức độ giải quyết nhiệm vụ của họ cũng chỉ ở mức thông thường, không có bất cứ ý tưởng nào cho việc nâng cao hiệu suất công việc. Nhân viên luôn nêu cao chức vụ và thâm niên làm việc Trong một công ty hoạt động thông thường, sẽ có những nhân tố mới tài năng và có những người gạo cội làm việc tại công ty. Với vai trò của người sếp, bạn luôn tôn trọng, ghi nhận sự trung thành của những người gạo cội và luôn đề cao việc nhân viên cấp dưới phải nhất mực tuân thủ cấp trên. Điều này không sai nhưng là cách suy nghĩ không được thấu đáo. Bởi vì thực tế đã cho thấy, lãnh đạo thường không quan tâm nhiều tới việc các nhân viên gắn bó với công ty đã làm những công việc gì, kết quả ra sao. Thuận theo tâm lý này, chính bản thân họ luôn cảm thấy “yên tâm” về chỗ đứng quan trọng, vững chắc của mình trong công ty mà mai một đi dần sự cố gắng, sự sáng tạo để có thể cống hiến cho công việc. Bạn đừng cho rằng, việc bạn thể hiện sự tôn trọng, ghi nhận  quãng thời gian gắn bó của nhân viên đối với công ty là cách hài hòa giúp họ coi công ty là nhà và phấn đấu để xây dựng “ngôi nhà” thứ hai này phát triển nhé.  Con người luôn có tinh thần ỉ nại, khi bạn lại tạo cho họ cảm giác an toàn tuyệt đối như vậy, họ sẽ ỉ nại vào sức lao động của nhân viên mới. Một mặt thì nhân viên cũ khá “thong dong” trong công việc thì mặt khác, những người mới lại quá bộn bề với nhiệm vụ được giao và họ cũng chỉ có đủ sức để đảm bảo mức tối thiểu giải quyết cho xong những bộn bề đó mỗi ngày. Nhân viên thờ ơ với mục tiêu phát triển chung Mục tiêu chung đặt ra tại công ty chính là mục tiêu quan trọng nhất của người đứng đầu. Tuy nhiên, nếu người đứng đầu không khơi gợi được động lực phấn đấu cho nhân viên thì đối với mục tiêu chung quan trọng nhất đó , nhân viên của bạn sẽ khá là thờ ơ. Họ chỉ quan tâm tới những lợi ích thiết thực, gần gũi nhất với họ rằng, một ngày họ phải giải quyết khối lượng công việc như thế nào? Mức lương được trả ra sao chứ còn kết quả cho mục tiêu chung như thế nào thì dường như đó là điều khá xa vời trong sự quan tâm của họ.  Thậm chí cái đích công việc mà họ thực hiện cũng không mấy tác động trực tiếp thúc đẩy mục tiêu chung của bạn. Nhân viên không để tâm nhiều tới các thông tin của công ty Trong quá trình quản lý, điều hành nhân viên và công ty, mọi điều bạn cung cấp cho nhân viên đều chỉ mục đích hướng tới  tiến trình thực hiện mục tiêu chung của công ty. Tuy nhiên, nhân viên của bạn lại chẳng hề để ý tới những thông báo đó vì đối với họ, họ chỉ cần quan tâm tới những điều thiết thực nhất về lợi ích của cá nhân trong công việc.  Vậy thì rất khó để bạn có thể định hướng tất cả mọi người đi theo một con đường chiến lược để đạt mục tiêu chung thật hiệu quả. Vậy thì buộc bạn phải đưa ra những biện pháp để nhân viên phải quan tâm tới mục tiêu chung thì mới có thể quan tâm tới những mục tiêu và lợi ích cá nhân của họ. Như vậy,  với 5 dấu hiệu này, bạn dã thất bại trong bản kế hoạch động viên nhân viên của mình rồi đấy. Nhanh chóng tìm ra một phương pháp phù hợp để thay đổi kế hoạch và coi như những cách làm trước đó chỉ là một phần để bạn thử nghiệm trong con đường tìm ra phương pháp quản lý hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của mình.

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: 5 dấu hiệu cho thấy kế hoạch động viên nhân viên đã thất bại

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét