Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018

4 thói quen giết chết sự khéo léo trong kỹ năng giao tiếp của bạn

4 thói quen giết chết sự khéo léo trong kỹ năng giao tiếp của bạn

Vậy nên các bạn cần nắm vững được những thói quen không tốt có thể mang tới sự không hài lòng với đối phương để tránh sử dụng chúng trong các cuộc nói chuyện. Khi hội thoại thành công thì mục tiêu của bạn cũng sẽ thành công thuận lợi. Sâu đây chính là những thói quen mà bạn cần tránh trong kỹ năng giao tiếp để tránh đưa các cuộc trò chuyện đi vào ngõ cụt. Thói quen “cướp lời”, ngắt lời người khác Khi chúng ta giao tiếp, đôi khi trong những cuộc trò chuyện vô cùng hấp dẫn sẽ khiến cho chúng ta bị kéo theo và nhiệt tình “thái quá”. Khi những câu chuyện được bàn luận sôi nổi, rất dễ khiến cho mọi người mất kiểm soát về giao tiếp và thường chen lời vào câu chuyện đang được nói bởi người khác. Việc ngắt lời của người khác như vậy sẽ phô bày ra bạn là người có kỹ năng giao tiếp rất kém. Đừng tự biến mình trở thành một kẻ bất lịch sự khi mà vô tư đến “vô ý”  chen ngang lời của người khác. Bạn hãy nhẹ nhàng mỉm cười và gật đầu trước mỗi ý của họ và chờ cho tới khi họ nói xong câu chuyện, vấn đề nào đó rồi hãy đưa ý kiến của mình vào. Chắc chắn, bạn sẽ rất khó chịu và đánh giá không hay về những người chen ngang lời nói của bạn. Và vì thế mà bạn nên chú ý để không làm người khác khó chịu về mình khi họ đang nói. Bạn quen khoanh tay khi trò chuyện Chúng tôi không nói điều này là hoàn toàn xấu. Nếu như bạn có vai vế cao hơn so với người đối diện trong cuộc trò chuyện này thì thói quen đó quả là không đáng để bàn luận. Tuy nhiên, khi chúng ta có vai xã hội ngang bằng hoặc thấp hơn người đối diện, chớ làm điều này vì nó giống như một hành động phòng thủ hơn là sự hòa hợp vào câu chuyện.  Đôi khi nó sẽ khiến cho người ta nghĩ rằng, bạn đang rất hách dịch và tự cho mình là người phán xét câu chuyện đang được bàn luận tới.  Mỗi người sẽ có những cảm nhận tiêu cực khác nhau nếu họ tham gia vào cuộc trò chuyện mà đối phương luôn khoanh tay nhưng tựu chung lại, ai cũng nghĩ, bạn đang không muốn nói chuyện với họ và họ là người phiền phức. Như thế, chính họ sẽ là người chủ động chấm dứt câu chuyện và không mong muốn có thêm bất cứ cuộc trò chuyện nào với bạn nữa. Trong công việc thì  điều này lại càng tối kỵ. Khi nói chuyện với đồng nghiệp hay sếp, chắc chắn hành động khoanh tay là điều sẽ làm cho bạn mất điểm thậm tệ trong mắt họ. Đối với khách hàng, họ sẽ cảm thấu thiếu sự tôn trọng vì họ đang nhận được một cử chỉ khá là khiếm nhã và hách dịch. Cuộc giao dịch cũng vì thế mà không thành công. Đương nhiên, chẳng ai muốn điều này xảy ra. Và thậm chí khi sự thất bại xảy đến bạn còn không hiểu được nguyên nhân là vì đâu và thực tâm, hành động khoanh tay như vậy chưa chắc là điều mà bạn ý thức được bản thân đang hách dịch hay không tôn trọng ai đó trong cuộc đối thoại. Nó chỉ đơn giản là một thói quen, vậy nhưng nó chính là thói quen giết chết những cơ hội đấy nhé. Khi xem xét thái độ của bất cứ ai chúng ta thường chú ý tới biểu cảm trên khuôn mặt. Những trạng thái biểu cảm thái quá sẽ khiến cho người đối diện nhìn rõ ràng được cảm xúc của bạn, nhất là khi bạn đang không hài lòng về một điều gì đó. Nếu như câu chuyện vô cùng bình thường và thân tình nhưng bạn lại luôn tỏ rõ những biểu cảm thái quá như vậy thì có lẽ bạn đang ngầm nói với đối phương rằng bạn không thích giao tiếp với họ. Dù chúng ta không hề nghĩ như vậy nhưng người trò chuyện với chúng ta sẽ hiểu lầm như thế cũng là điều dĩ nhiên.  Và họ cũng không nói ra điều đó đâu nhé. Bạn sẽ nhận được một lời từ chối “ngầm” về những cuộc giao tiếp sau. Dù là những câu chuyện vui hay không vui thì biểu cảm trên khuôn mặt của bạn vẫn luôn cần được tiết chế. Với những điều không thú vị, thay vì tỏ ra không thích nghe thì bạn nên cố gắng để mỉm cười và đưa ra những câu nói hài hước để đáp lại, Như thế tự bản thân bạn đã “vực lại” cuộc giao tiếp để bản thân có thể hài hòa được vào trong đó. Nói quá nhiều Có nhiều người có thói quen nói nhiều. Họ thường giành hết phần để nói và luôn thích nói. Như thế họ đã vô ý tranh mất phần đưa ý kiến của người khác. Với tính cách và thói quen này, nhiều khi bạn khiến cho đối phương cảm thấy họ không cần thiết xuất hiện trong cuộc trò chuyện này. Cũng có khi họ cảm giác mình không được tôn trọng khi mà những lượt lời “ít ỏi” họ đưa ra đều “chìm nghỉm” và biến mất trong sự sổi nổi, nhiệt tình nói của bạn. Tùy vào mức độ mối quan hệ mà bạn đưa ra cách nói chuyện phù hợp. Chúng ta thường nói nhiều hơn với các mối quan hệ thân tình và nên hạn chế lời nói và việc chia sẻ thông tin đối với những mối quan hệ mới. Tuy nhiên, dù có đang nói chuyện với những người thân quen thì bạn cũng nên điều tiết mức độ nói để cuộc trò chuyện trở nên hài hòa, ai cũng được nói chuyện, được đưa ra ý kiến để có cảm giác hài lòng. Khi bàn công việc, mỗi lời nói vừa phải sẽ giúp cho đối phương cảm thấy vấn đề đang được giải quyết đúng hướng. Nói chung, trong giao tiếp, chúng ta phải luôn luôn thận trọng. Nếu kỹ năng giao tiếp khéo léo và đúng mức và không có thói quen xấu, mọi vấn đề của bạn sẽ được giải quyết tốt hơn.

Đọc nguyên bài viết tại: 4 thói quen giết chết sự khéo léo trong kỹ năng giao tiếp của bạn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét