Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018

Có nên nhận việc làm như một phương án dự phòng hay không?

Có nên nhận việc làm như một phương án dự phòng hay không?

Xem xét một ví dụ điển hình về nỗi băn khoăn việc làm của ứng viên Chúng ta hãy đặt giả thiết rằng: Ứng viên T đã tham gia phỏng vấn một công việc hằng mơ ước. Sau cuộc phỏng vấn, họ nhận được thông báo nhưng không phải là thông báo kết quả trúng hay trượt. Thay vào đó, nhà tuyển dụng cho bạn biết rằng họ sẽ không thể đưa ra quyết định chính thức về kết quả phỏng vấn bạn , bạn phải chờ một khoảng thời gian tương đối dài để nhận thông báo. Vậy lúc đó, T có nên chờ đợi và không làm gì cả hay là tìm kiếm tạm thời một công việc nào đó để làm phương án dự phòng? Khi rơi vào trường hợp này, quả thực bạn rất khó phân định xem mình nên làm gì mới hợp lý. Đừng làm gì cả nếu như bạn chưa có bất cứ sự phân tích kỹ nào cho những cái được và cái mất. Những trăn trở này có lẽ đã đánh sâu vào sự bối rối của nhiều chuyên gia tư vấn nhân sự và rất có thể sẽ gây tranh cãi với những ý kiến trái chiều. Ở đây chúng ta hãy quan tâm tới những tác động có thể nhận được nếu như bạn lựa chọn phương án tìm kiếm một phương án dự phòng. Hầu hết, các  ý kiến đều phản đối lựa chọn này bởi nó mang đến nhiều tác động xấu. Thứ nhất, quyết định gây ra những thiệt hại lớn về hình ảnh, danh tiếng của chính bản thân bạn. Nếu chọn công việc dự phòng, một tháng sáu bạn nhận được thông báo trứng tuyển công việc đã mơ ước và đương nhiên ai cũng sẽ bỏ ngay vị trí hiện tại để chạy  ngay đến với ước mơ. Điều đó trước mắt giúp bạn có được công việc yêu thích, thế nhưng chính hành động bỏ việc giữa chừng khi đang là nhân  viên mới sẽ khiến cho bạn mất đi niềm tin trong mắt người khác. Sự việc có thể bị lan truyền và ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của bạn. Bởi ai cũng đều thích làm việc với những người uy tín, đáng tin. Một khi niềm tin đã bị lung lay thì rất khó để gây dựng lại nó. Thứ hai, việc có một công việc dự phòng còn mang tới những thiệt hại không mong muốn cho người khác. Tại sao ư? Cũng bởi vì bạn đã đưa ra quyết định nhận lời làm việc ở công việc mà trong thâm tâm bạn chỉ coi là một phương án dự phòng này cũng đồng nghĩa là bạn đã lấy đi cơ hội có được công việc này của người khác. Và khi bạn bỏ việc giữa chừng như vậy thì người khác cũng đã “yên vị” tại một công việc mà họ bắt buộc phải nhận. Thứ ba, bạn còn mang tới thiệt hại cho nhà tuyển dụng.  Việc bạn tham gia vào ứng tuyển và nhận lời một công việc tạm thời thì cũng đồng nghĩa công ty đó phải đầu tư cho bạn một khoảng thời gian cũng như tiền bạc để đào tạo và cho bạn những điều kiện làm việc tốt nhất. Dường như doanh nghiệp đã lên sẵn một bản kế hoạch dài hạn dành cho bạn và ngừng tìm kiếm ứng viên vì đã có bạn đảm nhận công việc. Khi bạn dừng công việc để đến với ước mơ phải chờ đợi thì mọi khoản đầu tư dành cho bạn đều trở nên vô nghĩa và công ty sẽ phải lên kế hoạch khác hoàn toàn mới từ việc tuyển dụng bổ sung và các kế hoạch có sự tham gia của bạn cũng sẽ phải thay đổi. Vậy đâu mới là sự lựa chọn “hợp tình hợp lý”? Đôi khi những cơ hội lớn lại bất chợt đến với chúng ta mà nó không hề nằm trong phạm vi tìm kiếm của bạn. Trước khi tự đưa bản thân mình bị “kẹt” trong công việc bạn không hề mong muốn, hãy tự vấn chính mình và đừng quên mang thái độ nghiêm túc vào để xem xét thật kỹ mọi thứ. Nếu như nhất định phải chờ đợi kết quả lâu, bạn cũng có thể lường tới kết quả không mong muốn sẽ đến để mà chủ động tìm kiếm cho mình những cơ hội mới tương xứng với cơ hội bạn mong ước. Hãy hỏi mình những câu hỏi: Một sự lựa chọn khác có phải cũng thuộc tuýp công việc mơ ước của mình hay không? Bạn có bị gặp trở ngại với văn hóa doanh nghiệp? Lời đề nghị khi bạn đợi kết quả liệu có phải là một cơ hội hiếm hoi, quý giá mà rất khó kiếm tìm lại nếu như bạn từ chối hay không? Công việc mới có thỏa mãn yêu cầu cơ bản nhất của bạn? Nếu như những lý lẽ này không đủ mạnh mẽ để giữ chân bạn ở lại, bạn vẫn chỉ coi đó là một sự lựa chọn dự phòng và đã đến lúc bạn phải đi vì công việc ước mơ đang vẫy gọi và cho bạn cơ hội. Vậy thì bạn cũng không cần phải áy náy vì đã lỡ không làm trò nhiệm vụ với công việc mới tạm thời kia, cũng sẽ không có ai trách cứ bạn . Nhưng nếu như bạn làm được những điều này. Đừng nghỉ việc đột ngột và thiếu lịch sự. Thay vào đó, bạn cần thành thật để giải thích cho nhà tuyển dụng hiểu rõ nguyên nhân vì sao bạn nghỉ và đưa ra một vài lý do chứng tỏ công việc này không phù hợp với bạn. Bạn cũng nên gửi tới nhà tuyển dụng lời xin lỗi chân thành , và tỏ thiện ý rằng bạn cũng tiếc vị trí này. Nhưng bạn phải đi. Cũng có thể đưa ra lời đề nghị được hỗ trợ một phần nào đó trong công việc để bày tỏ sự hối lỗi chân thành của bạn sẽ là một ý hay và có thể giúp bạn tạo được mối quan hệ tốt đẹp với người sếp. Đây là một sự lựa chọn bất đắc dĩ. Chúng tôi hy vọng nếu bạn rơi vào trường hợp này thì sẽ nhận được sự cảm thông từ phía doanh nghiệp. Nhưng hãy nhớ rằng, đây chỉ là một điều hi hữu trong phong cách làm việc của bạn mà thôi, tuyệt nhiên đó không phải là thói quen. Đảm bảo danh tiếng của bạn sẽ được bảo vệ nguyên vẹn vì thế hãy thật sự khéo léo để xử lý vấn đề này nhé.

Coi nguyên bài viết ở: Có nên nhận việc làm như một phương án dự phòng hay không?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét